Nếu là người thường xuyên sử dụng Photoshop, các Blending mode là công cụ không thể thiếu. So với các công cụ khác, Blending mode có vẻ thiếu nổi bật nhưng một khi đã tìm hiểu, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với các hiệu ứng đa dạng mà nó có thể tạo ra.
Các Blending mode được bố trí ở ngay phía trên cửa sổ Layers:
Để sử dụng Blending mode, cần chọn 1 hoặc nhiều hơn Layer khác nhau rồi lựa chọn Blending mode tùy ý. Các Blending mode được chia thành 5 loại chính: Darken (làm tối), Lighten (làm sáng lên), Saturation (độ đậm/nhạt màu), Subtraction (Lọc bỏ một số phần) và Color (màu sắc).
Bạn có thể dùng Blending Mode để tạo ra các hiệu ứng một cách đơn giản hơn so với các công cụ khác. Ví dụ, bạn có thể dùng Blending mode để phủ màu lên hình ảnh:
Thay vì sử dụng tính năng Hue/Saturation hay các bộ lọc khác, bạn chỉ cần tô màu lên hình và chọn Blending mode phù hợp để tạo ra hiệu ứng phủ màu như mong muốn. Bạn có thể dùng các phím lên/xuống để tìm ra Blending mode cần thiết; trong trường hợp này lựa chọn Screen tỏ ra phù hợp với mục đích của chúng ta.
Bạn không thể chỉnh sửa các Blending mode, nhưng bạn có thể điều chỉnh hiệu ứng mà chúng tạo ra thông qua các lựa chọn Opacity và Fill Opacity. Opacity và Fill Opacity nằm ở bên phải của Blending mode và cùng điều chỉnh độ trong của Layer. Hai lựa chọn này sẽ cho kết quả giống nhau, trừ khi bạn dùng Layer Style (Opacity sẽ tác động lên độ trong của cả Layer lẫn Layer Style trong khi Fill Opacity chỉ làm thay đổi Layer và không ảnh hưởng đến các Layer Style). Ví dụ, nếu như không tìm ra mode nào có mức độ hiệu ứng phù hợp, bạn có thể chọn Blending Mode tạo ra hiệu ứng mạnh hơn, và giảm giá trị Opacity hoặc Fill opacity xuống sao cho phù hợp.
Giống như tên gọi, ban có thể dùng Blending mode để "blend" (pha trộn, kết hợp) các Layer khác nhau để tạo ra hiệu ứng độc đáo. Ví dụ như hình ở trên đã được "blend" với hình đèn ôtô ở Layer khác thông qua Blending mode Hard Light, cùng với giá trị Fill đã được hạ xuống:
Bạn có thể sắp xếp các Blending Mode chồng lên nhau. Trong ví dụ dưới đây, Layer với hiệu ứng phủ màu được đặt lên trên các Layer khác:
Có vô số cách để ứng dụng các Blending mode để tạo ra các hiệu ứng. Điểm mấu chốt bạn cần nhớ là Blending mode sẽ giúp cho bạn điều chỉnh hiệu ứng một cách linh hoạt và đơn giản hơn so với các công cụ như Hue/Saturation.
Ví dụ minh họa:
Chúng ta sẽ sử dung hai hình (bức ảnh gốc và hình chất liệu), chúng ta sẽ xem các Blending mode có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau như thế nào đối với bức ảnh gốc. Mở hai hình trong Photoshop: vào menu File -> Open. Sao chép hình chất liệu vào ảnh gốc (nhấn Ctrl+A, Ctrl+C trong cửa sổ hình chất liệu và Ctrl+V trong cửa sổ ảnh gốc). Nhớ để Layer của chất liệu lên trên Layer của hình chính. Chúng ta sẽ dùng giá trị Opacity của hình chất liệu là 100% và 50% để tiện so sánh.
Hai hình được dùng:
Bức ảnh gốc:
Hình Texture (Layer chất liệu):
Hiệu ứng của từng Blending mode được minh họa dưới đây:
Normal 50%:
Sử dụng phần của hình chất liệu theo số phần trăm đã xác định. Với giá trị Opacity 100%, toàn bộ hình chất liệu sẽ được dùng, và 0% nghĩa là không có phần nào được dùng (Layer chất liệu hoàn toàn trong suốt)
Dissolve 50%:
http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/HoangAnh/BlendingModes/08-dissolve-50-984db.jpg
Sử dụng các điểm pixel ngẫu nhiên từ hình chất liệu và đè chúng lên hình ảnh gốc.
Darken:
So sánh hình chất liệu với hình gốc, và giữ lại các điểm pixel tối hơn giữa hai hình.
Multiply:
Sử dụng thông tin từ mỗi điểm pixel, nhân các giá trị màu sắc 8-bit trên các kênh RGB và chia tất cả cho 255. Kết quả luôn là màu sắc tối hơn, trừ màu trắng: (0 X 0) / 0 = 0
Color Burn:
Lấy các giá trị màu 8-bit từ các kênh màu của Layer ảnh gốc và chia cho giá trị của Layer chất liệu. Kết quả là hình ảnh sẽ có độ tương phản cao và thường trông tối hơn.
Linear Burn:
Thêm hai giá trị màu 8-bit cho từng kênh màu và chia cho 255, làm cho các vùng tối trở nên tối hơn và các vùng sáng có độ tương phản cao hơn.
Darker Color 50%:
Thay vì sử dụng giá trị màu 8-bit của từng kênh màu, giá trị màu của tất cả các kênh sẽ được xem xét để giữ lại các giá trị tối hơn.
Lighten 50%:
Ngược lại chế độ Darken, giữ lại các pixel có độ sáng cao hơn giữa hai Layer.
Screen:
Ngược lại chế độ Multiply, đảo ngược các giá trị của hình chất liệu và chia cho các giá trị hình gốc.
Color Dodge:
Chia các giá trị của Layer gốc cho các giá trị đã đảo ngược của Layer chất liệu.
Linear Dodge (Add):
Thêm các giá trị màu 8-bit cho từng kênh màu trên của mỗi Layer. Giống như Screen, nhưng đem lại độ tưong phản cao hơn. Nếu như Layer gốc có màu đen, sẽ không có thay đổi gì.
Lighter Color:
Giống như chế độ Lighten, nhưng xem xét tất cả các kênh, thay vì từng kênh màu, và giữ lại các điểm pixel sáng hơn.
Overlay:
Hiệu ứng kết hợp của Screen và Multiply, tạo ra một hình ảnh có độ tương phản rất cao.
Soft Light:
Giống như chế độ Overlay nhưng với độ tương phản thấp hơn.
Hard Light:
Giống như Overlay nhưng với độ tương phản cao hơn.
Vivid Light:
Kết hợp giữa Color dodge và Color burn sử dụng Layer chất liệu để tham khảo.
Linear Light:
Giống như Vivid Light nhưng độ tương phản cao hơn.
Pin Light:
Kết hợp các điểm pixel từ Layer chất liệu theo chế độ Lighten với các điểm pixel tối của Layer gốc theo chế độ Darken.
Hard Mix 50%:
Thêm giá trị độ sáng của Layer chất liệu vào màu sắc của ảnh gốc.
Difference:
So sánh các điểm pixel giữa hai Layer và loại bỏ các điểm sáng hơn giữa cả hai.
Exclusion:
Giống chế độ Difference, nhưng cho hiệu ứng nhẹ hơn.
Subtract:
Trừ các giá trị màu 8-bit trên từng kênh đối với mỗi điểm pixel trên cả hai Layer. Nếu như kết quả là số âm, màu đen sẽ được hiển thị.
Divide:
Chia các giá trị màu 8-bit của các layer với nhau.
Hue:
Sử dụng giá trị sắc thái của từng điểm pixel của Layer chất liệu trong khi giữ lại độ đậm/nhạt, màu sắc và độ sáng của Layer gốc.
Saturation:
Giữ lại độ sáng và sắc thái màu của ảnh gốc nhưng sử dụng độ đậm/nhạt màu của hình chất liệu.
Color:
Sử dụng màu sắc của Layer ảnh gốc nhưng lấy giá trị độ sáng và độ đậm/nhạt màu từ Layer chất liệu.
Luminosity 50%:
Giữ lại sắc thái và màu của Layer gốc và dùng giá trị độ sáng của Layer chất liệu.
Các Blending mode được bố trí ở ngay phía trên cửa sổ Layers:
Để sử dụng Blending mode, cần chọn 1 hoặc nhiều hơn Layer khác nhau rồi lựa chọn Blending mode tùy ý. Các Blending mode được chia thành 5 loại chính: Darken (làm tối), Lighten (làm sáng lên), Saturation (độ đậm/nhạt màu), Subtraction (Lọc bỏ một số phần) và Color (màu sắc).
Bạn có thể dùng Blending Mode để tạo ra các hiệu ứng một cách đơn giản hơn so với các công cụ khác. Ví dụ, bạn có thể dùng Blending mode để phủ màu lên hình ảnh:
Thay vì sử dụng tính năng Hue/Saturation hay các bộ lọc khác, bạn chỉ cần tô màu lên hình và chọn Blending mode phù hợp để tạo ra hiệu ứng phủ màu như mong muốn. Bạn có thể dùng các phím lên/xuống để tìm ra Blending mode cần thiết; trong trường hợp này lựa chọn Screen tỏ ra phù hợp với mục đích của chúng ta.
Bạn không thể chỉnh sửa các Blending mode, nhưng bạn có thể điều chỉnh hiệu ứng mà chúng tạo ra thông qua các lựa chọn Opacity và Fill Opacity. Opacity và Fill Opacity nằm ở bên phải của Blending mode và cùng điều chỉnh độ trong của Layer. Hai lựa chọn này sẽ cho kết quả giống nhau, trừ khi bạn dùng Layer Style (Opacity sẽ tác động lên độ trong của cả Layer lẫn Layer Style trong khi Fill Opacity chỉ làm thay đổi Layer và không ảnh hưởng đến các Layer Style). Ví dụ, nếu như không tìm ra mode nào có mức độ hiệu ứng phù hợp, bạn có thể chọn Blending Mode tạo ra hiệu ứng mạnh hơn, và giảm giá trị Opacity hoặc Fill opacity xuống sao cho phù hợp.
Giống như tên gọi, ban có thể dùng Blending mode để "blend" (pha trộn, kết hợp) các Layer khác nhau để tạo ra hiệu ứng độc đáo. Ví dụ như hình ở trên đã được "blend" với hình đèn ôtô ở Layer khác thông qua Blending mode Hard Light, cùng với giá trị Fill đã được hạ xuống:
Bạn có thể sắp xếp các Blending Mode chồng lên nhau. Trong ví dụ dưới đây, Layer với hiệu ứng phủ màu được đặt lên trên các Layer khác:
Có vô số cách để ứng dụng các Blending mode để tạo ra các hiệu ứng. Điểm mấu chốt bạn cần nhớ là Blending mode sẽ giúp cho bạn điều chỉnh hiệu ứng một cách linh hoạt và đơn giản hơn so với các công cụ như Hue/Saturation.
Ví dụ minh họa:
Chúng ta sẽ sử dung hai hình (bức ảnh gốc và hình chất liệu), chúng ta sẽ xem các Blending mode có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau như thế nào đối với bức ảnh gốc. Mở hai hình trong Photoshop: vào menu File -> Open. Sao chép hình chất liệu vào ảnh gốc (nhấn Ctrl+A, Ctrl+C trong cửa sổ hình chất liệu và Ctrl+V trong cửa sổ ảnh gốc). Nhớ để Layer của chất liệu lên trên Layer của hình chính. Chúng ta sẽ dùng giá trị Opacity của hình chất liệu là 100% và 50% để tiện so sánh.
Hai hình được dùng:
Bức ảnh gốc:
Hình Texture (Layer chất liệu):
Hiệu ứng của từng Blending mode được minh họa dưới đây:
Normal 50%:
Sử dụng phần của hình chất liệu theo số phần trăm đã xác định. Với giá trị Opacity 100%, toàn bộ hình chất liệu sẽ được dùng, và 0% nghĩa là không có phần nào được dùng (Layer chất liệu hoàn toàn trong suốt)
Dissolve 50%:
http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/HoangAnh/BlendingModes/08-dissolve-50-984db.jpg
Sử dụng các điểm pixel ngẫu nhiên từ hình chất liệu và đè chúng lên hình ảnh gốc.
Darken:
So sánh hình chất liệu với hình gốc, và giữ lại các điểm pixel tối hơn giữa hai hình.
Multiply:
Sử dụng thông tin từ mỗi điểm pixel, nhân các giá trị màu sắc 8-bit trên các kênh RGB và chia tất cả cho 255. Kết quả luôn là màu sắc tối hơn, trừ màu trắng: (0 X 0) / 0 = 0
Color Burn:
Lấy các giá trị màu 8-bit từ các kênh màu của Layer ảnh gốc và chia cho giá trị của Layer chất liệu. Kết quả là hình ảnh sẽ có độ tương phản cao và thường trông tối hơn.
Linear Burn:
Thêm hai giá trị màu 8-bit cho từng kênh màu và chia cho 255, làm cho các vùng tối trở nên tối hơn và các vùng sáng có độ tương phản cao hơn.
Darker Color 50%:
Thay vì sử dụng giá trị màu 8-bit của từng kênh màu, giá trị màu của tất cả các kênh sẽ được xem xét để giữ lại các giá trị tối hơn.
Lighten 50%:
Ngược lại chế độ Darken, giữ lại các pixel có độ sáng cao hơn giữa hai Layer.
Screen:
Ngược lại chế độ Multiply, đảo ngược các giá trị của hình chất liệu và chia cho các giá trị hình gốc.
Color Dodge:
Chia các giá trị của Layer gốc cho các giá trị đã đảo ngược của Layer chất liệu.
Linear Dodge (Add):
Thêm các giá trị màu 8-bit cho từng kênh màu trên của mỗi Layer. Giống như Screen, nhưng đem lại độ tưong phản cao hơn. Nếu như Layer gốc có màu đen, sẽ không có thay đổi gì.
Lighter Color:
Giống như chế độ Lighten, nhưng xem xét tất cả các kênh, thay vì từng kênh màu, và giữ lại các điểm pixel sáng hơn.
Overlay:
Hiệu ứng kết hợp của Screen và Multiply, tạo ra một hình ảnh có độ tương phản rất cao.
Soft Light:
Giống như chế độ Overlay nhưng với độ tương phản thấp hơn.
Hard Light:
Giống như Overlay nhưng với độ tương phản cao hơn.
Vivid Light:
Kết hợp giữa Color dodge và Color burn sử dụng Layer chất liệu để tham khảo.
Linear Light:
Giống như Vivid Light nhưng độ tương phản cao hơn.
Pin Light:
Kết hợp các điểm pixel từ Layer chất liệu theo chế độ Lighten với các điểm pixel tối của Layer gốc theo chế độ Darken.
Hard Mix 50%:
Thêm giá trị độ sáng của Layer chất liệu vào màu sắc của ảnh gốc.
Difference:
So sánh các điểm pixel giữa hai Layer và loại bỏ các điểm sáng hơn giữa cả hai.
Exclusion:
Giống chế độ Difference, nhưng cho hiệu ứng nhẹ hơn.
Subtract:
Trừ các giá trị màu 8-bit trên từng kênh đối với mỗi điểm pixel trên cả hai Layer. Nếu như kết quả là số âm, màu đen sẽ được hiển thị.
Divide:
Chia các giá trị màu 8-bit của các layer với nhau.
Hue:
Sử dụng giá trị sắc thái của từng điểm pixel của Layer chất liệu trong khi giữ lại độ đậm/nhạt, màu sắc và độ sáng của Layer gốc.
Saturation:
Giữ lại độ sáng và sắc thái màu của ảnh gốc nhưng sử dụng độ đậm/nhạt màu của hình chất liệu.
Color:
Sử dụng màu sắc của Layer ảnh gốc nhưng lấy giá trị độ sáng và độ đậm/nhạt màu từ Layer chất liệu.
Luminosity 50%:
Giữ lại sắc thái và màu của Layer gốc và dùng giá trị độ sáng của Layer chất liệu.